Mối quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt nam là sợi dây nối liền giữa Đảng với giai cấp công nhân, với toàn thể người lao động. Công đoàn hoạt động không thể thiếu sự lãnh đạo của ĐảngĐảng là bộ phận tiên phong nhất, tích cực nhất của giai cấp công nhân. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn được hình thành trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam đã tham gia tích cực trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đảng lãnh đạo Công đoàn bằng đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đại hội, Nghị quyết của cấp ủy Đảng. Công đoàn Việt Nam với chức năng của mình triển khai đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đảng thành chương trình công tác của tổ chức mình. Đảng lãnh đạo Công đoàn thông qua phát huy vai trò của từng đảng viên trong tổ chức Công đoàn các cấp. Đảng tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của tổ chức Công đoàn, không can thiệp, không gượng ép cán bộ của Đảng làm công tác Công đoàn. Đảng chỉ giới thiệu những đảng viên là đoàn viên ưu tú để Công đoàn xem xét, tín nhiệm bầu vào Ban lãnh đạo Công đoàn các cấp thông qua Đại hội. Đảng kiểm tra Công đoàn thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng.[1]

Tính độc lập giữa Công đoàn và Đảng

Công đoàn xây dựng tổ chức và hoạt động phù hợp với điều lệ của tổ chức Công đoàn Việt Nam trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp. Cần tránh nhận thức sai lầm về sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn là sự can thiệp trực tiếp của Đảng vào công việc của Công đoàn. Đảng không gán ghép cán bộ của Đảng làm công tác Công đoàn, mà Đảng chỉ giới thiệu những Đảng viên tốt để Đại hội Công đoàn lựa chọn và bầu vào các cương vị lãnh đạo Công đoàn. Đồng thời, không được đồng nhất tính độc lập về mặt tổ chức của Công đoàn với sự “biệt lập”, “trung lập”, “đối lập”, “tách biệt” của Công đoàn với Đảng dẫn đến xa rời sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn; Nếu nhằm lẫn sẽ dẫn đến sự lệch lạc mục tiêu hoạt động và không đúng bản chất của Công đoàn cách mạng.[1]

Trách nhiệm của Công đoàn với Đảng

Công đoàn là người tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chế độ chính sách và Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng công nhân, viên chứcngười lao động, đồng thời vận động tổ chức cho công nhân, viên chứcngười lao động thực hiện nghiêm túc. Công đoàn thường xuyên tổ chức cho quần chúng tham gia góp ý xây dựng Đảng với tinh thần thẳng thắn, chân chính, trung thực và xây dựng. Công đoàn thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện công nhân, viên chứcngười lao động, từ để lựa chọn, giới thiệu những đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, nhằm bổ sung, tăng cường thành phần công nhân trong Đảng. Công đoàn lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc của quần chúng công nhân, viên chứcngười lao động phản ánh với Đảng, để Đảng nghiên cứu đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng công nhân, viên chứcngười lao động.[1]